NHÀ ĐÀO TẠO
LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM
(Anthony Dương Văn Hạnh)
Nhiều
khi trong cuộc đời, có kẻ chỉ biết lắm miệng, việc gì cũng nói-cũng xen vào mà
chẳng chịu bắt tay vào làm. May chăng chỉ được cái miệng thì giỏi. Cố nhân từng
nói: “khoảng cách từ cái miệng đến tay tuy gần nhưng xa vời vợi”. Nói là một
chuyện, còn làm hay không lại là chuyện khác.
Trong cuộc sống hiện tại, có một nghịch lý đó là nói mà
không làm, hay nói một đàng làm một nẻo- điều mà quốc tế vẫn sợ nơi người dân
Việt. Trong phạm vi luận bàn hôm nay, tôi xin nói về nhà đào tạo trong đời sống tu
trì.
Cụ thể là: Việc trốn tránh công việc, chọn phần tốt về
mình; miệng nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu. Trong khi đó chỉ biết lên án, soi
mói, chỉ trích, dạy đời người khác.
Trước hết, nhà đào tạo là ai? Đó là những người được cất nhắc
để hướng dẫn, bảo ban, dạy dỗ thế hệ đi sau nên người hoàn thiện.
Làm một vị đào tạo- người hướng dẫn mà chỉ biết nhìn một
cách phiến diện và không chịu “mở” để đón nhận những cái mới, thể hiện: Đường
đường là một người đã học triết học mà phát ngôn những câu nói ngu xuẩn, đánh
giá người khác là “thiếu tôn nghiêm, thiếu nhân bản, làm việc như để cho có lệ”.
Với lí do chỉ vì người anh em đi vào Nhà nguyện mà không chịu quỳ xuống, thay
vào đó là ngồi ngay vào ghế và gác chân lên chỗ nệm quỳ.
Tôi thử hỏi, tại sao lại đánh giá ngu xuẩn và phiến diện
như vậy? Tôi cho rằng:
Thứ nhất, Nhà nguyện đó có đặt Mình Thánh Chúa không? Nếu
không đặt thì không có Thánh Thể hiện diện, nhưng Bàn thờ vẫn luôn là trung
tâm điểm.
Thứ hai, Chúa ở khắp mọi nơi thông biết mọi sự, Ngài ở cả
trong phòng ngủ, phòng tắm, nơi học tập, nơi vườn tược vv; Ngài sẵn sàng nghe bạn tâm sự dù bạn
đứng, nằm, ngồi hay quỳ.
Thứ ba, từng cử chỉ như quỳ-ngồi-đứng đều thể hiện sắc
thái, ý nghĩa riêng của nó. (Quỳ thể hiện sự khiêm tốn, tâm tình sám hối’; ngồi
thể hiện trạng thái bình an của đương sự, đang ngồi tâm sự với Chúa; đứng thể
hiện sự hân hoan, tung hô, ca tụng). Tuy nhiên, đừng chỉ nhìn cử chỉ bên ngoài
mà cho rằng đó là một người đạo đức… Trong lòng người đó thế nào chỉ có mình
Chúa mới biết được, “không ai có quyền xét đoán người khác, mà chỉ có một mình
Đấng ra lề luật xét xử mà thôi”. Đức Giêsu nói: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi
bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên
Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy
cho anh em”.
Vậy, tại sao lại đánh giá người anh em không có hoặc thiếu
nhân bản chỉ vì hành động vào Nhà nguyện không quỳ? Tôi đặt lại vấn đề, người
hướng dẫn thiếu nhân bản, thiếu hiểu biết hay chúng tôi là người thiếu hiểu biết?
Thứ năm, ở các nước Tây phương, Linh mục dâng lễ nhiều khi
người ta chỉ mang mỗi cái dây các phép; giáo dân tham dự Thánh lễ chỉ mặc quần
sooc. Như thế, các vị cũng nhìn và cho rằng họ thiếu nhân bản, thiếu tôn nghiêm
trong Phụng vụ sao? Hay là các vị đang thiếu hiểu biết về các nền văn hóa của họ?
Tại sao không nhìn nhận sự khác biệt về phong tục, về văn hóa vùng miền, sắc tộc
mà chỉ đánh giá dưới não trạng “cổ lỗ sĩ” của một người dân theo phong tục Việt
Nam? Thiên Chúa chúng ta có đi chấp những hành động như vậy hay không? Ngài từng
nói: “ Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 9, 13). Phải chăng các vị đào tạo
đang nhìn dưới con mắt của một Pharisêu giả hình, chỉ ưa hình thức, chỉ biết
lên án anh em? Đức Giêsu cũng từng dạy: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của
người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? Sao anh
lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi
có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt
anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (Mt
7, 4-5).
Điểm tiếp theo, làm một vị đào tạo, người hướng dẫn phải là
một người anh. Mà người anh thì phải làm gương sáng cho đàn em noi theo chứ đừng
làm gương tối. Gương sáng là phản chiếu của một người có đời sống trưởng thành
về nhân bản, về cách nói năng, cử xử. Làm sao để có ái đầu óc điều hành chứ đừng
lạm dụng quyền lực. Nếu nhà đào tạo chỉ biết dùng quyền để áp đặt, để đòi buộc
những người được đào tạo phải thi hành ý muốn chủ quan của mình, nhằm thỏa mãn
lòng dục- được vị nể, được ca tụng, được nịnh hót, để người ta biết mình là người
có quyền; mà không biết dùng đầu óc để dìu dắt, hướng dẫn cho thấu tình đạt lý
để người anh em tự trưởng thành, khâm phục về tài lãnh đạo hay đời sống của
minh thì thật sự đã sai lầm.
Sai lầm thứ nhất, vì trong bối cảnh dân trí ngày càng lên cao, hiểu biết rộng mà chỉ biết đào tạo theo kiểu ngu dân, theo chính sách đàn áp của cộng sản vẫn làm (các vụ đàn áp tôn giáo ở Đan Viện Thiên An-Huế; Kon Cuông-Nghệ An; Thái Hà-Hà Nội; Tam Tòa- Đà Nẵng mà báo chí vẫn đưa tin rộng rãi những năm gần đây); hay chỉ đào tạo theo kiểu chế độ phong kiến thời xưa thì sai lại càng sai.
Sai lầm tiếp theo, các vị đang đào tạo những người tri thức trở thành người vừa giàu tri thức vừa giàu nhân cách, chứ không phải đào tạo một đứa trẻ lên ba (bạ đâu nói đó, gặp trái ý là quát nạt, lạm quyền chèn ép). Đó cũng là sai lầm, đào tạo thiếu hiểu biết, thiếu khoa học.
Sai lầm thứ nhất, vì trong bối cảnh dân trí ngày càng lên cao, hiểu biết rộng mà chỉ biết đào tạo theo kiểu ngu dân, theo chính sách đàn áp của cộng sản vẫn làm (các vụ đàn áp tôn giáo ở Đan Viện Thiên An-Huế; Kon Cuông-Nghệ An; Thái Hà-Hà Nội; Tam Tòa- Đà Nẵng mà báo chí vẫn đưa tin rộng rãi những năm gần đây); hay chỉ đào tạo theo kiểu chế độ phong kiến thời xưa thì sai lại càng sai.
Sai lầm tiếp theo, các vị đang đào tạo những người tri thức trở thành người vừa giàu tri thức vừa giàu nhân cách, chứ không phải đào tạo một đứa trẻ lên ba (bạ đâu nói đó, gặp trái ý là quát nạt, lạm quyền chèn ép). Đó cũng là sai lầm, đào tạo thiếu hiểu biết, thiếu khoa học.
Nếu các vị chỉ biết đào tạo một người trưởng thành bằng
cách ép cho họ phải “nín thở qua cầu rút ván” thì dễ. Còn các vị đào tạo một
người vừa “tâm phục, khẩu phục” mình, vừa tự lớn lên, tự trưởng thành nhận ra
khuyết điểm mà sửa đổi cho hoàn thiện. Ấy mới là nhà đào tạo giỏi, và thật sự
đáng nói.
Làm sao để là một nhà đào tạo tốt? Đó là người dám nói, dám
làm; quyết định, cương quyết, dẫn đầu làm gương sáng cho em út noi theo. Đó là
người không sợ cấp trên chỉ trích vì “làm không được việc”; sẵn sàng chịu mọi rủi
ro do mình quyết định cho em út thực hiện. Nhà đào tạo tốt phải là người không
tìm cách làm việc để lấy điểm, lấy lòng cấp trên, nhằm “thăng quan tiến chức”.
Những người như vậy chỉ là những nhà đào tạo tồi!
Người đào tạo là nhà giáo dục, không phải ai cũng làm đào tạo
được. Làm một nhà đào tạo, hướng dẫn phải biết dùng cái đầu chứ đừng dùng đến
quyền lực quá. Nếu ai chỉ biết thu tích về cho mình bằng các việc làm khuếch
trương lấy điểm cấp trên thì thật sự không nên làm đào tạo. Như thế sẽ làm hỏng
thế hệ trẻ tương lai. Nếu ai hèn nhát, sợ sệt, không dám quyết định, cũng không
dám đương đầu chịu trách nhiệm, hệ quả rủi ro; hoặc chỉ biết nói, lên án mà
không chịu làm gương cho người khác noi theo thì cũng đừng nên làm đào tạo. Ước
mong rằng bạn cũng như tôi có được nhận định đúng cho hướng đi của mình, chọn
đúng công việc, phận vụ theo khả năng có thể. Tất cả vì thế hệ tương lai, vì
danh tiếng và sự tồn vong của tổ chức của mình.