Ăn chay đúng nghĩa và mục đích của việc ăn chay
Dương Hạnh
Trong truyền thống của Giáo
hội Công giáo có đề ra những ngày giữ chay buộc, đỉnh điểm đó là thứ 4 Lễ tro
và thứ 6 Tuần thánh. Cũng có những người đạo đức họ chọn thêm thứ 4, thứ 6 hàng
tuần để ăn chay mà không ai biết; hoặc họ ăn chay trường cũng chẳng ai hay; hoặc
cũng có những ngày đặc biệt Giáo hội kêu gọi chung cho con cái giữ chay để vì mục
đích nào đó vv. Vậy thì ăn chay là gì? Ăn chay thế nào mới đúng nghĩa? Mục đích
của việc ăn chay là gì? Hôm nay tôi sẽ bàn luận về chủ đề này qua một vài suy
tư.
Trước hết, nhìn từ lịch sử,
vào thời Chúa Giêsu, Ngài đã giữ chay trong 40 ngày để chống trả lại ma quỷ, điều
mà Thánh sử Mát-thêu có tường thuật lại trong (Mt 4, 1-11). Trong hoang địa, Chúa Giêsu ăn chay ròng rã bốn mươi
đêm ngày. Đây không phải là một cuộc chay tịnh theo nghi tiết hay theo lòng đạo
đức bình thường, vì những cuộc ăn chay như thế sẽ kết thúc vào lúc mặt trời lặn.
Đây là một cuộc chay tịnh ròng rã, không ngắt quãng, suốt 40 ngày và đêm. Tác
giả (Mc 1,12) không nói gì đến chuyện này, còn tác giả Lc 4, 2 thì tránh dùng hạn
từ “ăn chay”. Rõ ràng tác giả Mát-thêu muốn ám chỉ đến các cuộc chay tịnh của
ông Mô-sê (Xh 34,28; Đnl 9,9-11) và của ông Êlia (1V19,8), tức là của hai khuôn
mặt đại diện và bao quát toàn bộ Cựu Ước (Lề Luật và các Ngôn sứ). Trong 40
ngày chay tịnh, Chúa Giêsu đã phải chống lại những cảm dỗ về danh-lợi-thú:
Về lợi lộc
thế gian, trong đoạn trích có nói rõ: ““Quỷ
lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước
thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất
cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Đức Giêsu liền nói: “Satan kia,
xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của
ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4, 8-10).”
Về danh,
thánh sử Mát-thêu có tường thuật: “Rồi
quỷ nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ
truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp
chân vào đá” (Mt 4, 6). Không chỉ xúi Đức Giêsu nhập thân vào
hình ảnh vị mêsia chiến thắng oai hùng thỏa mãn mong đợi của dân chúng đương thời,
quỷ còn muốn Đức Giêsu gieo mình xuống từ trên cao để chứng tỏ cho dân chúng thấy
rằng Thiên Chúa luôn ở cùng Người.
Về thú: “Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và
nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” (Mt
4, 3). Bởi lúc bấy giờ Ngài thấy đói, thứ cảm dỗ để thoả mãn cái đói hiện tại
nên quỷ mới xúi Ngài dùng quyền năng hoá bánh mà ăn.
Đó là những
gì Đức Giêsu đã trải qua.
Thế thì ăn
chay là gì? Tôi không nói đến việc ăn chay theo hình thức mà Chúa Giê-su nhịn ăn
như Kinh thánh nêu.
Ăn chay là
một sự hãm mình trên mọi khía cạnh, mọi bình diện của lối sống quen thuộc thường
ngày; bớt đi những ham muốn, đam mê về vật chất, về tư tưởng để thay vào đó là
một sự ép xác, ép tinh thần. Dùng việc ăn chay để chỉ cho một mục đích thiêng
liêng nào đó (để đền tội, để chỉ cho các linh hồn, để cầu nguyện cho hoà bình
thế giới vv).
Chiếu theo
đời sống ngày nay, bản chất của việc ăn chay đúng nghĩa là gì?
Ăn chay không chỉ dừng lại là không ăn những đồ mặn, những đồ hải sản, động vật. Ăn chay cũng không chỉ là nhịn ăn, ăn ít lại, là chỉ ăn rau, ăn đậu hủ, ăn cá… Mà thực chất ăn chay đúng nghĩa thì bạn nên hiểu rằng: Bớt lại cái ham muốn, sở thích thường ngày đi để hãm mình đền tội hay để dùng chỉ cho một lợi ích thiêng liêng nào đó mà bản thân đương sự đang muốn, hoặc Giáo hội đang mời gọi. Tôi muốn nói rằng: Nếu ai đang trong đời sống vợ chồng thì bớt đi cái ăn thường ngày của thể xác, dục vọng, ngày đó không quan hệ thể xác; nếu là cá nhân nào đó thì bớt đi một lời nói ác ý, một tính khoa trương, thể hiện bản thân, thay vào đó là một lời nói yêu thương, một việc làm bác ái cho đi đối với tha nhân; hay ăn chay là dùng một sự tha thứ vô bờ cho ai đó đang mắc lỗi với mình vv…
Việc mời gọi
ăn chay với mục đích thiêng liêng, không ép buộc, không phô trương ra bên ngoài
rằng “hôm nay tôi ăn chay”, “hôm nay giữ chay” nên tôi từ chối cái này, cái kia
vv. Nói ra như vậy thì chỉ là đang hình thức ép buộc làm theo phong trào, mà
tâm thì trống rỗng.
Việc thốt
ra bên ngoài rồi thì mọi ý nghĩa thâm sâu bên trong chả còn ý nghĩa của nó. Tôi
đơn cử, nếu thường ngày người ta cứ ăn uống toàn sơn hào hải vị, đồ ngon dư
giã; thức uống ngập đầu, no đủ vv Còn người khác cả đời toàn phải ăn rau, nước
mắm, cá khô để qua ngày, đôi khi còn bữa đói, bữa no. Cớ gì đến ngày buộc
ăn chay, họ được mời một tô bún bò, bún giò; những loại trái cây ngon (mà cả đời
họ chưa được nếm) thì họ lại không ăn, mà phải theo luật hình thức “mọi người
đang giữ chung” làm gì? Cái cốt lõi là họ đã “bị” hoặc “phải” ăn chay trường rồi.
Ngày mà người ta buộc chung giữ chay trên toàn một lãnh thổ nào đó thì tôi nghĩ
không nhất thiết họ phải làm theo. Và cũng không có ai có quyền bảo họ không giữ
chay là sai, là phá luật. Cái luật mà mang lại lợi ích cho tất cả thì tuân, còn
không luật chỉ là hình thức thì không cần phải tuân theo. Nếu giữ được thì tốt,
không cũng chả sao! Bởi hôm đó dù họ có phá chay (mà người ta đang gán ho họ là
“không giữ chay” thì cái họ đang phá vỡ đó còn hơn cả khối người cả đời sung sướng,
nay họ như lũ chó con được “mảnh vụn từ bàn rơi xuống” (điều mà Kinh thánh có
chép trong Mt 15, 21-28 về lòng tin của người phụ nữ
Canaan).
Mục đích của ăn chay là mang lại
lợi ích thiêng liêng, chứ nếu việc ăn chay không mang lại gì cho đương sự, mà
chỉ là một hình thức ép buộc, giả hình thì mọi việc làm kèm theo đó chỉ là đạo
đức hảo. Ăn chay nên âm thầm, không phô trương ra bên ngoài. Cái này tôi trích
lại Tin mừng Mát-thêu cho bạn rõ: “Còn khi ăn chay, anh em chớ
làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não,
để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã
được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải
đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh,
Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì
kín đáo, sẽ trả công cho anh”
(Mt 6, 16-18)
Chúng
ta đang sống trong một xã hội của thời đại mới, mọi thứ đang bị tục hoá, sự tục
hoá len lõi sâu và thậm chí còn mạnh hơn bao giờ hết vào trong cả đời sống đức
tin của Giáo hội. Tất cả đang nhấn chìm trong cái hình thức bên ngoài cho đẹp mắt,
cho long trọng, cho “hoành tráng”. Cái mặt nạ của câu nói “đức tin không có việc
làm là đức tin chết” (trong thư của Thánh Giacôbê Tông đồ [Gc 2, 14-18]) đang
bị hiểu còn nông cạn. Cái ta cần làm lại không làm, cái ta không nên làm thì lại
cố phô diễn để cho hoành tráng, đánh mục đích “chính trị” với đời. Âu cũng là
môi trường xã hội, đồng tiền, vật chất buộc phải thích nghi, không để bị “lép vế”
giữa đời. Làm sao để hiểu và sống đúng bản chất từ chiều sâu nội tâm mới quan
trọng. Đừng tự gán cho mình là thanh cao, là đạo đức, là thánh thiện mà xem người
khác không ra gì.
Hãy
nhìn về Kinh thánh với hình ảnh của người tội lỗi ngồi rốt hết tận góc nhà thờ
cầu nguyện, đấm ngực vì tội lỗi của mình; hơn cả kẻ đứng trên góc cung thánh đấm
ngực xưng hô: con đây làm được cái này cái kia, con đây làm nhiều việc thiện,
con đây không lỗi phạm vv. Lại nữa, hãy nhìn về hình ảnh goá nghèo đến bỏ hai đồng
tiền là một phần tư xu vào hòm tiền trong (Mc 12, 38-44).
Từ
đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn trước khi phán xét hay bình luận một vấn đề gì.
Hy
vọng rằng, bạn hay tôi đều cảm nhận được chút gì đó khi nói và thực hành về việc
ăn chay, giữ chay thế nào. Còn việc bạn có đồng quan điểm với tôi hay không điều
đó bạn tự cảm nhận và chiêm niệm. Tôi không buộc bạn theo lối nghĩ của tôi!
Ăn Chay Đúng Nghĩa Và Mục Đích Của Việc Ăn Chay >>>>> Download Now
ReplyDelete>>>>> Download Full
Ăn Chay Đúng Nghĩa Và Mục Đích Của Việc Ăn Chay >>>>> Download LINK
>>>>> Download Now
Ăn Chay Đúng Nghĩa Và Mục Đích Của Việc Ăn Chay >>>>> Download Full
>>>>> Download LINK