NGƯỜI LÃNH ĐẠO, KHÔNG CHỈ CÓ TÂM MÀ CẦN CÓ TẦM
Dương Hạnh, SVD Noviciate
Nơi tôi sinh ra là một vùng quê nghèo khô cằn sỏi đá; nơi tôi lớn lên quanh năm mưa lũ-hạn hán; nơi tôi trưởng thành là miền đất ôn hòa mát mẻ Đà Thành; nơi tôi hãm mình là thành phố nhộn nhịp người và các phương tiện giao thông... Ở những nơi ấy, mỗi nơi đều có những con người hướng dẫn đồng hành, giúp tôi nên người. Nơi gia đình, tôi có cha mẹ, anh em; nơi học đường, tôi có những người thầy cô tận tâm, tận lực; nơi thị thành tôi đang sống cũng có những người đại diện hướng dẫn tôi. Mỗi nơi một khác, mỗi nơi một môi trường và con người cũng khác nhau. Tôi đang sống trong một môi trường để tự rèn mình, tự đào tạo và từ bỏ mình để mai sau thành người phục vụ cho tha nhân.
Hôm nay tôi có một vài cảm nhận về nơi tôi đang sống, về phẩm chất của một người lãnh đạo...
Thiết nghĩ, lãnh đạo không phải là người được cất lên, và dùng quyền lực để đàn áp, để chửi rủa. Nhưng lãnh đạo là người được mọi người đề cử, tin tưởng giao nhiệm vụ hướng dẫn một tổ chức, cơ quan hay một nhóm, nhằm hướng dẫn, chỉ đường để cho nhóm ấy phát triển bằng cả một tài điều khiển, bằng cả một tấm lòng và tầm nhìn sâu rộng mà những thành viên trong nhóm chưa nhận ra được.
Nơi tôi đang đi, nhiều vị lãnh đạo khiến tôi tâm phục khẩu phục về cả đức lẫn tài; trái lại cũng có nhiều vị kiến thức chưa được bao nhiêu mà hễ nắm quyền lực lãnh đạo là chỉ huy, là chèn ép; là chửi bởi cấp dưới của mình. Trong khi đó, chả có một tài năng, một phẩm chất gì gọi là "làm lãnh đạo".
Đơn cử như:
Vị lãnh đạo chuyên đi soi mói, rình rập để bắt lỗi cấp dưới từng chi tiết nhỏ như ăn ra sao; mặc thế nào; quỳ ra sao...
Vị lãnh đạo mà khi có công việc lớn xảy ra, nhân viên cấp dưới tự đưa ra kịch bản, tự lên chương trình, tự làm với nhau đến kiệt sức mà lãnh đạo chỉ luôn cầm điện thoại gọi gọi, chỉ luôn biết chửi bởi mà không một lời động viên cấp dưới làm cho đúng tiến độ.
Vị lãnh đạo nơi đây khi mọi chương trình cấp dưới tự làm với nhau xong, thành công tốt đẹp ngoài tưởng tượng, thì chỉ việc nhận thành quả, nhận lời khen ngợi từ "Ban quản trị" mà công khó nhọc của anh chị em nhân viên như bị đi vào quên lãng.
Vị lãnh đạo nơi đây, ban đêm dắt xe ra ngoài bằng cổng phụ chứ không dám đi cổng chính một cánh "quang minh chính đại".
Vị lãnh đạo nơi đây ăn nhậu để rồi bổn phận trước tổ chức như: kinh kệ, nguyện gẫm, lễ lạy... thì bỏ bê.
Vị lãnh đạo nơi đây chỉ biết nhận việc từ cấp trên xuống và chèn ép cấp dưới bằng những đòn chửi bởi và bộ mặt luôn luôn hằm hằm sát khí; chứ không biết bênh vực, bảo vệ cấp dưới. Phải chăng chỉ biết "lấy điểm" điểm cấp trên?
Vậy làm sao để trở thành một vị lãnh đạo tốt?
Đó là một người vừa có tâm vừa phải có tầm.
Người lãnh đạo có tâm là luôn biết nghĩ cho cấp dưới mọi điều tốt nhất, luôn yêu thương, động viên khích lệ tinh thần cho cấp dưới làm việc; biết dịu dàng đôn đốc tất cả một lòng để hoàn thành công việc của tổ chức. Chứ không phải chỉ biết phó mặc cho cấp dưới làm gì thì tự lên chương trình, tự làm với nhau và chỉ biết đứng đó với bộ mặt sát khí, để luôn rình rập chửi bởi anh chị em.
Người lãnh đạo cần có tầm, bởi lãnh đạo "cù lần" thì tổ chức chỉ đi xuống, cấp dưới có làm theo thì cũng chỉ là làm với sự ép buộc, làm vì miếng cơm manh áo chứ không làm vì sự tâm phục khẩu phục tài lãnh đạo của cấp trên. Nếu người lãnh đạo không có tầm nhìn thì mọi việc chẳng bao giờ mang lại hữu ích cho tổ chức mà chỉ phá hoại tổ chức mà thôi. Tầm nhìn ở đây không đâu xa là kế hoạch làm việc, là đích đến của một chương trình, là thành quả nhắm đến đối tượng như thế nào... chứ không phải cứ nhắm mắt làm đi, và đến đâu thì đến, "hở" ở đâu thì thêm, thì chắp vá chỗ đó vv.
Làm sao để lãnh đạo cho tốt? Đó là người luôn đi đầu trong mọi công tác, làm gương mẫu cho cấp dưới noi theo, chứ không đứng chỉ tay năm ngón. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng có nói: "Ngày nay người ta cần chứng nhân hơn là thầy dạy". Vậy người lãnh đạo cũng cần có phẩm chất đó. Chiếu theo chiều kích này, người lãnh đạo phải lấy tình yêu mà dịu dàng khuyên bảo; lấy đắc nhân tâm mà đối nhân xử thế; lấy việc làm của mình để làm mẫu gương phản chiếu cho anh chị em noi theo để thực hành.
Nếu người lãnh đạo luôn dùng quyền lực để ép cấp dưới phải làm cái này, phải làm cái kia theo lệnh cấp trên đưa xuống mà không nghĩ đến anh chị em thì hỏng. Phải chăng có được sự vâng nghe thì cũng chỉ là trong gượng ép.
Khi anh chị em mệt mỏi, đã không một lời động viên, hỏi han mà còn cáu gắt, nạt nộ họ: "giờ này còn ngủ hả? giờ này không làm việc hả? giờ này mà giờ ăn hả? giờ này còn nằm hả? (dưới thời ông "hói" Triết 2,SDD 2017) vv... Như thế thì thật sự thất bại nếu không dám nói là dần dần nên đồi bại, tồi tàn cho một triều đại lãnh đạo!
Thật vậy, để làm một vị lãnh đạo không hề đơn giản! Tôi đang sống trong môi trường nghiêm nhặt thật là tốt, nhưng cũng phải đối mặt dưới một triều đại lãnh đạo không có tâm mà còn chẳng có tầm. Suốt ngày đối mặt với bộ mặt sát khí và chịu nghe những đòn chửi vô nghĩa. Nhiều khi anh chị em nhân viên chúng tôi cũng nhắc thầm nhau: "đường đường là một người học triết, một đàn anh đi trước mà phát ngôn những câu nói ngỡ ngẩn, vô căn cứ". Thật đáng buồn! Tôi nghe anh chị em cùng cấp kể lại rằng, một ngày lễ bổn mạng gần đến, lúc chuẩn bị thì ông ta nói: "Anh em treo bảng cổng chào này sai, không đúng. Phải là: 'Hân hoan chào mừng quý Cha, quý Tu sĩ, và quý Khách' chứ không phải là 'hân hoan chào đón quý Cha, quý Tu sĩ, và quý Khách". Khi tôi nghe như vậy, tôi nhức nhói trong lòng. Tại sao lại có người vừa kém tài, kém đức thế mà vẫn được cất làm lãnh đạo? Phải chăng...
=================================================
*******************************************************
Post in: lãnh đạo, người lãnh đạo, lanh dao, nguoi lanh dao, có tâm, có tầm.
=================================================
*******************************************************
Post in: lãnh đạo, người lãnh đạo, lanh dao, nguoi lanh dao, có tâm, có tầm.
Xin mọi người đăng ký Kênh để thoi dõi những kiến thức hay, bổ ích được chia sẻ tại đây nhé: