CÂY XĂNG VÀ NHỮNG CHIÊU BÀI "RÚT RUỘT" CỦA NHÂN VIÊN XĂNG DẦU.
Ngày nay các phương tiện đi lại hầu như đều cần sử dụng nhiên liệu đốt cháy như xăng, dầu... Đại đa số người sử dụng phương tiện trong nhóm này. Rất ít sử dụng xe đạp, xe điện. Vậy, nay tôi mạn phép trăn trở vài vấn nạn rút ruột tài chính khách hàng qua nhóm ngành xăng dầu này.
Thứ nhất, Tại sao cây xăng có hệ thống lập trình rõ ràng trị số nấc thang các số tiền trên bảng điện tử mà vẫn bị "ăn gian"? Điều này đến từ cá nhân mỗi nhân viên. Tôi dám khẳng định điều này bởi: Nếu một khi đã lập trình sẵn, thì nhân viên chỉ cần nhấn đúng số tiền khách hàng yêu cầu đổ và đặt cần gạt bơm xăng vào chỗ cần bơm, lúc đó lượng xăng theo đủ yêu cầu sẽ đi ra và tự ngắt đúng với số tiền đã đặt trước. Nhưng cái trái ngược là một đằng thì nhân viên vẫn bấm số tiền đổ trên bảng điện tử, mà một mặt vẫn dùng các ngón tay "nhấp nhấp", "nháy nháy" vào cần gạt, và "bóp bóp" ... Đó là chiêu bài gian lận của họ, chỉ số vẫn nhảy đều còn lượng xăng đi ra cứ bị giãn đoạn, "tắc nghẽn" trong "ống cống". Số lượng đó gom lại cuối ngày là phần dư bỏ túi của họ. Về điều này, tôi là người chứng kiến rất nhiều và hầu như đều là những bài học thực tế đầy xương máu.
Hình minh họa |
Thứ 2, hoa hồng nhận được của nhân viên thấp, khiến tâm họ cũng trở nên gian manh để sinh nhai. Theo tác giả Đỗ Quyên trong một bài trên báo nông nghiệp có đề cập đến việc lập trình, bơm thiếu xăng, đoạn viết: "Bà H, chủ một cây xăng tư nhân ở xã T (thị xã La Gi, Bình Thuận) có 3 bồn chứa khoảng 40 ngàn lít gồm 3 trụ bơm. Chỗ quen biết cũ, bà H. không ngại nói thẳng: "Xăng dầu có tăng bao nhiêu thì mấy ông DN cỡ bự được lợi, chứ tụi này chỉ đại lý bán lẻ, hưởng hoa hồng trên doanh số, cứ mỗi lít xăng hưởng 280đ, còn dầu 180 đ. Mỗi tháng bình quân bán ra được 30 ngàn lít, tiền hoa hồng cả xăng và dầu cộng lại 8 triệu, trừ 2 triệu tiền thuế VAT, còn lại 6 triệu trả tiền điện nước, lương cho 2 lao động bơm xăng ( 800 ngàn/người). Vài triệu bạc lãi chưa đủ khấu hao, nếu không bơm thiếu thì...". Vậy chốt lại là cái hậu hĩnh, đãi ngộ cho nhân viên từ các chủ tiệm xăng không tốt, khiến lòng người trở nên gian qua những việc làm "r.út r.uột" đó.
Thứ 3, dùng công nghệ che mắt dân chúng để gian lận nên tinh vi. Bằng việc gắn chíp điện tử vào bảng điện tử nhằm làm giảm lượng xăng bơm bán ra cho khách hàng, chỉ cần ở mức 2-3% là “bỏ túi” vài chục lít xăng mỗi ngày. Cho nên việc quan sát, theo dõi bảng điện tử trong lúc đổ xăng cũng không còn là vấn đề khả thi.
Vậy, đâu là giải pháp cho những chiêu trò gian lận này được giảm đi hoặc không còn trong nghề kinh doanh xăng dầu? Có lẽ nếu nói "không còn" là điều khó xảy ra trong một thế giới trật tự hỗn độn, lương tâm không bằng lương tháng này. Có chăng để chữ "giảm thiểu" tình trạng này cũng cần cả một hệ thống, một quá trình đào luyện từ nhân cách đến tổ chức, kỷ luật vv từ mọi thành phần trong nghề này. Với tổ chức, cần ra quyết sách rõ ràng, chế độ đãi ngộ tốt, lương thưởng cao cho nhân viên; nghiêm khắc, giám sát quá trình làm việc của nhân viên chặt chẽ bằng các phương tiện công nghệ hoặc thực chiến. Với cá nhân, tự đào luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, nhân cách làm người...
Để cuối cùng, một doanh nghiệp phát triển nhờ sự chuẩn mực, được khách hàng tín và tin dùng. Từ đó lượng thành phẩm bán ra nhiều hơn, doanh thu cao hơn.
#hút_xăng, #gian_lận_xăng_dầu
(Dương Hạnh)
Hình minh họa: Internet
0 comments: