Chào mừng bạn đến với Blog cá nhân của Anthony Dương Nguyễn vie. Mến chúc bạn có những giây phút ý nghĩa!

SÁNG TÁC MỚI- CA KHÚC "VỀ BÊN MẸ TRÀ KIỆU"

NHẠC PHẨM MỚI YÊU THÍCH

BÀI VIẾT MỚI

Saturday, December 31, 2022

Lời chúc mừng năm mới 2023 - Ns Dương Hạnh

 


Thời khắc giao thừa đang đến gần. Tạm biệt 2022 với nhiều lo âu, muộn phiền, thất bại... Chào đón tân niên 2023 huy hoàng, rực rỡ.
#DươngHạnh Cầu chúc tất cả mọi người trên toàn thế giới (không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da, giới tính, địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp...), từ thành thị đến nông thôn, từ hải đảo đến đất liền; từ trong nước đến hải ngoại, từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc cực đến cực Nam.... Cùng nhau đón một năm mới: "căng tròn" sức sống, sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc, xã hội ấm no...
Cách riêng, chúc cho tất cả các anh chị em trong giới nghệ sĩ có những sản phẩm mới, sáng tạo, độc lạ mà giàu nhân văn ... Phục vụ khán thính giả yêu nghệ thuật.
Kính chúc,
DƯƠNG HẠNH

Wednesday, November 2, 2022

CÂY XĂNG VÀ NHỮNG CHIÊU BÀI "RÚT RUỘT" CỦA NHÂN VIÊN XĂNG DẦU - Dương Hạnh

 CÂY XĂNG VÀ NHỮNG CHIÊU BÀI "RÚT RUỘT" CỦA NHÂN VIÊN XĂNG DẦU.

Ngày nay các phương tiện đi lại hầu như đều cần sử dụng nhiên liệu đốt cháy như xăng, dầu... Đại đa số người sử dụng phương tiện trong nhóm này. Rất ít sử dụng xe đạp, xe điện. Vậy, nay tôi mạn phép trăn trở vài vấn nạn rút ruột tài chính khách hàng qua nhóm ngành xăng dầu này.

Thứ nhất, Tại sao cây xăng có hệ thống lập trình rõ ràng trị số nấc thang các số tiền trên bảng điện tử mà vẫn bị "ăn gian"? Điều này đến từ cá nhân mỗi nhân viên. Tôi dám khẳng định điều này bởi: Nếu một khi đã lập trình sẵn, thì nhân viên chỉ cần nhấn đúng số tiền khách hàng yêu cầu đổ và đặt cần gạt bơm xăng vào chỗ cần bơm, lúc đó lượng xăng theo đủ yêu cầu sẽ đi ra và tự ngắt đúng với số tiền đã đặt trước. Nhưng cái trái ngược là một đằng thì nhân viên vẫn bấm số tiền đổ trên bảng điện tử, mà một mặt vẫn dùng các ngón tay "nhấp nhấp", "nháy nháy" vào cần gạt, và "bóp bóp" ... Đó là chiêu bài gian lận của họ, chỉ số vẫn nhảy đều còn lượng xăng đi ra cứ bị giãn đoạn, "tắc nghẽn" trong "ống cống". Số lượng đó gom lại cuối ngày là phần dư bỏ túi của họ. Về điều này, tôi là người chứng kiến rất nhiều và hầu như đều là những bài học thực tế đầy xương máu.

Hình minh họa


Thứ 2, hoa hồng nhận được của nhân viên thấp, khiến tâm họ cũng trở nên gian manh để sinh nhai. Theo tác giả Đỗ Quyên trong một bài trên báo nông nghiệp có đề cập đến việc lập trình, bơm thiếu xăng, đoạn viết: "Bà H, chủ một cây xăng tư nhân ở xã T (thị xã La Gi, Bình Thuận) có 3 bồn chứa khoảng 40 ngàn lít gồm 3 trụ bơm. Chỗ quen biết cũ, bà H. không ngại nói thẳng: "Xăng dầu có tăng bao nhiêu thì mấy ông DN cỡ bự được lợi, chứ tụi này chỉ đại lý bán lẻ, hưởng hoa hồng trên doanh số, cứ mỗi lít xăng hưởng 280đ, còn dầu 180 đ. Mỗi tháng bình quân bán ra được 30 ngàn lít, tiền hoa hồng cả xăng và dầu cộng lại 8 triệu, trừ 2 triệu tiền thuế VAT, còn lại 6 triệu trả tiền điện nước, lương cho 2 lao động bơm xăng ( 800 ngàn/người). Vài triệu bạc lãi chưa đủ khấu hao, nếu không bơm thiếu thì...". Vậy chốt lại là cái hậu hĩnh, đãi ngộ cho nhân viên từ các chủ tiệm xăng không tốt, khiến lòng người trở nên gian qua những việc làm "r.út r.uột" đó.

Thứ 3, dùng công nghệ che mắt dân chúng để gian lận nên tinh vi. Bằng việc gắn chíp điện tử vào bảng điện tử nhằm làm giảm lượng xăng bơm bán ra cho khách hàng, chỉ cần ở mức 2-3% là “bỏ túi” vài chục lít xăng mỗi ngày. Cho nên việc quan sát, theo dõi bảng điện tử trong lúc đổ xăng cũng không còn là vấn đề khả thi.

Vậy, đâu là giải pháp cho những chiêu trò gian lận này được giảm đi hoặc không còn trong nghề kinh doanh xăng dầu? Có lẽ nếu nói "không còn" là điều khó xảy ra trong một thế giới trật tự hỗn độn, lương tâm không bằng lương tháng này. Có chăng để chữ "giảm thiểu" tình trạng này cũng cần cả một hệ thống, một quá trình đào luyện từ nhân cách đến tổ chức, kỷ luật vv từ mọi thành phần trong nghề này.  Với tổ chức, cần ra quyết sách rõ ràng, chế độ đãi ngộ tốt, lương thưởng cao cho nhân viên; nghiêm khắc, giám sát quá trình làm việc của nhân viên chặt chẽ bằng các phương tiện công nghệ hoặc thực chiến. Với cá nhân, tự đào luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, nhân cách làm người... 

Để cuối cùng, một doanh nghiệp phát triển nhờ sự chuẩn mực, được khách hàng tín và tin dùng. Từ đó lượng thành phẩm bán ra nhiều hơn, doanh thu cao hơn.

#hút_xăng, #gian_lận_xăng_dầu

(Dương Hạnh)

Hình minh họa: Internet

Sunday, October 23, 2022

BỮA CƠM TẠM CHỐN HỒNG TRẦN

 BỮA CƠM TẠM CHỐN HỒNG TRẦN

(Dương Hạnh)

Lặng nhìn bà cụ còng lưng tầm ngoài 80 trên tay còn vài xấp vé số, lụi khụi vào tá túc bữa cơm tối đạm bạc bên đường; giữa lòng Đà thành buổi xế tà, lòng tôi cuộn lên bao hồi ức về nội, về quá khứ, hiện tại, tương lai...



Một vòng đời của phận người vần xoay. Được sinh ra cất tiếng khóc chào đời trong bàn tay ấm của mẹ, sự che chở của ba; rồi lớn lên, xây dựng gia đình, sinh con nối dòng nối dõi, rồi lại về với "thuở già nua, da mồi tóc bạc". Đời người là thế!

Lời Thánh vịnh có chép: “Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, Mạnh giỏi chăng là được tám mươi, Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, Cuộc đời thấm thoát chúng con đã khuất rồi”. (Tv.89, 10). Điều này càng làm tôi thấy phận người mỏng manh vô cùng. Đặc biệt, hình ảnh cụ bà trong chiều hôm nay gợi nỗi thao thức bao điều:

Phải chăng miếng cơm manh áo khiến con người tảo tần sớm hôm đến hơi tàn?

Phải chăng cụ bà sống đời độc thân, không nơi nương tựa?

Phải chăng con cái của cụ không quan tâm chăm sóc nổi một người mẹ, người bà đã cao niên? 

Hay liệu công việc trong tuổi "bát thập, cửu thập" ấy làm cụ thêm niềm vui?

Vv ...

Vâng! Có là giả thuyết gì đi nữa cũng làm tôi trăn trở về phận làm con, làm cháu, về cái nghiệt của các tầng trong xã hội...

Một chút chạnh lòng, để lại nhiều tâm tư cho bản thân. Hy vọng rằng hình ảnh này gợi thêm cho quý độc giả những cái nhìn cho chính mình, cho người thân và đồng loại. [...]


Sunday, July 31, 2022

Đơn xin đi tu trong Dòng Biển Đức của cụ Ngô Đình Diệm

 Cha bề trên Dòng Biển Đức công bố đơn xin đi tu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây có thể là một bằng chứng lý giải tại sao Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà hoạt động chính trị mà vẫn sống đời độc thân. 


Đơn xin đi tu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm



Vào đầu năm 1954, khi thấy manh tâm của các nước lớn muốn xâu xé Việt Nam, trong khi Hồ Chí Minh đã được Nga-Tàu sử dụng, mà Bảo Đại thì như một con cờ trong tay Pháp đã suy bại, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quyết tâm đi tu. Đây là hình ảnh đơn xin đi tu của Ngài do chính Cha Bề Trên Đan viện Thánh Anrê dòng Biển Đức công bố.


Bản dịch khấn hứa của cụ Ngô Đình Diệm :



Bình an

Dấu Thánh Giá Chúa Kitô

Nhân danh Đức Kytô Chúa chúng ta. Amen


Con là Gioan Baotixita Odilon Ngô Đình Diệm,

Con xin dâng mình

cho Thiên Chúa toàn năng, 

cho Mẹ Maria Đồng trinh đầy ơn phúc 

và cho Cha thánh Biển Đức của chúng ta

để sống trong Đan viện Thánh Anrê,

Và con xin hứa, trước sự chứng giám của Thiên Chúa và của Tất cả các thánh, sửa đổi tâm tánh mình theo tinh thần luật dòng Biển Đức đúng như quy chế dành cho những người tận hiến đời mình.


Dấu Thánh giá Chúa Kitô


ký tên Ngô Đình Diệm


Đan viện Thánh Anrê


Lễ thánh nữ Scholastique, Ngày 10 tháng 02 năm 1954


(Thánh Scholastique là chị em sinh đôi của thánh Biển Đức,

mừng vào ngày 10/02 hằng năm.


Do đó, dẫu ngày tháng không thấy rõ trong ảnh chụp,

Ta cũng có thể chắc rằng đó là ngày 10/02/1954)


ST.

Saturday, July 9, 2022

ĐỨC THÁNH CHA SẼ BỔ NHIỆM 2 NGƯỜI NỮ VÀO BỘ GIÁM MỤC

 ĐỨC THÁNH CHA NÓI RẰNG NGÀI SẼ BỔ NHIỆM HAI NGƯỜI NỮ VÀO BỘ GIÁM MỤC


Trong phần thứ ba của cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, Đức Thánh Cha đã chia sẻ kế hoạch gia tăng vai trò của phụ nữ trong Giáo triều Rôma, đồng thời thông báo ý định bổ nhiệm hai người nữ vào Bộ Giám mục, cơ quan hỗ trợ Đức Thánh Cha trong việc chọn các giám mục.

Trả lời phóng viên Philip Pullella, Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét cho những câu hỏi về sự hiện diện của phụ nữ ở Vatican; Tông hiến mới Praedicate evangelium về cải tổ Giáo triều; và về những Bộ (cơ quan của Vatican) có thể được giao cho một nam giáo dân hoặc nữ giáo dân phụ trách trong tương lai.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi sẵn sàng làm điều này nếu có cơ hội. Ngay bây giờ, Phủ Thống đốc có một Phó thống đốc... Bây giờ, hai người nữ sẽ đến Bộ Giám mục, ủy ban chọn các giám mục. Bằng cách này, mọi thứ sẽ mở ra một chút."
Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm rằng trong tương lai, ngài nhận thấy có khả năng giáo dân được bổ nhiệm lãnh đạo một số cơ quan của Vatican như Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Bộ Văn hóa và Giáo dục, hay Thư viện Vatican.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng năm ngoái ngài đã bổ nhiệm Nữ tu Raffaella Petrini, vào vị trí thứ hai trong Phủ Thống đốc thành Vatican, và sơ trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ này.
Trước đó, vào tháng 1/2020, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm tiến sĩ Francesca di Giovanni làm Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đa phương trong Phân bộ các Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế của Phủ Quốc vụ Khanh Toà Thánh. Đây cũng là người nữ đầu tiên giữ chức vụ này.
Các bổ nhiệm đáng chú ý khác của Đức Thánh Cha bao gồm việc bổ nhiệm nữ tu Nathalie Becquart, người Pháp, thuộc dòng các Nữ tu Truyền giáo Xaviê, làm Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục; và Nữ tu Alessandra Smerilli, Dòng Con Đức Mẹ Phù hộ, làm Tổng Thư ký Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện.
________________
Hồng Thủy - Vatican News

Trong phần thứ ba của cuộc phỏng vấn của ông với hãng tin tức Reuters, Giáo hoàng Francis chia sẻ kế hoạch mở rộng vai trò của phụ nữ trong Roman Curia, và thông báo ý định của ông là sẽ bổ nhiệm hai người phụ nữ đến Dicastery hỗ trợ Đức Giáo hoàng trong cuộc lựa chọn của các giám mục.
https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2022-07/pope-francis-says-he-will-appoint-women-to-dicastery-of-bishops.html

Tuesday, June 28, 2022

GỬI EM NGÀY VỀ XỨ NGƯỜI | Sáng tác: Dương Hạnh | Trình bày: Đại Bùi

GỬI EM NGÀY VỀ XỨ NGƯỜI



Sáng tác: Dương Hạnh
Hòa âm: Mộc Cầm
Trình bày: Ca sĩ Đại Bùi

Ca khúc "Gửi Em ngày về xứ người" được Dương Hạnh viết ra vào thời điểm tình cảm đôi lứa trắc trở, nhường chỗ cho một tình yêu trọn vẹn hơn khi người mình yêu lên xe hoa về với bến đỗ mới. Giây phút phân ly, tiễn Em về xứ người đầy xúc động, tác giả muốn gửi vào dòng nhạc trữ tình đương đại một dòng tâm sự. Hy vọng rằng ca khúc "Gửi em ngày về xứ người" sẽ nhận được sự yêu mến của quý vị khán thỉnh giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn NS. Mộc Cầm với bản phối rất "Mộc", Ca sĩ Đại Bùi cùng nhóm bè Cadilac đã giúp Dương Hạnh hoàn thành ca khúc này trọn vẹn.


Sunday, June 12, 2022

ANTÔN PAĐÔVA VÀ NHỮNG PHÉP LẠ NHÃN TIỀN

ANTÔN PAĐÔVA VÀ NHỮNG PHÉP LẠ NHÃN TIỀN

Ngày/nơi sinh: 15 tháng 8, 1195, Lisbon, Bồ Đào Nha
Ngày mất: 13 tháng 6, 1231, Padova, Ý
Lễ kính: 13 tháng 6

Năm 15 tuổi, Antôn tỏ ý muốn dâng mình vào một tu hội, để tận tình phụng sự Chúa. Cha mẹ, bà con, bạn hữu đều ngăn cản vì cậu là trưởng nam, cần ở đời để nối dõi tông đường. Kẻ thì khuyên hãy giãn ra một thời gian để biết rõ Thánh ý Chúa hơn. Kẻ thì chê cười là dại dột, bỏ tiền tài danh vọng mà theo đường khắc khổ vô danh. Nhưng Antôn coi phú quý vinh hoa như phân bón, và cậu quyết chí chọn phần là dâng mình phụng thờ Chúa trọn đời. Và thế là một sớm kia, Antôn trốn nhà đến tu viện Augustin gần đó, xin vào tu. Bề trên xem danh tính người thì sẵn lòng tiếp nhận. Biết vậy, Antôn vui sướng dường nào! Chẳng bao lâu thầy đã quen nếp sống nhà dòng và trở nên khiêm nhường, phục tùng, chăm chỉ chẳng kém gì các thầy kỳ cựu. Bề trên sai thầy tới Cônimbriga. Tại đây thầy học hành rất thông giỏi và nổi tiếng nhân đức. Nhưng thầy luôn xưng mình là vô dụng, và chỉ muốn làm những công việc hèn hạ.



Sau khi khấn dòng, nhiệm vụ của thầy là coi sóc bệnh nhân. Thầy rất yêu thích nhiệm vụ này vì có dịp hãm mình và tỏ lòng yêu thương anh em. Một lần, nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh, vì ngăn trở giúp bệnh nhân nên thầy không thể dự lễ chung với nhà dòng. Khi nghe chuông báo hiệu dâng Mình Thánh Chúa, thầy liền quì gối quay về phía nhà thờ. Bỗng nhiên bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và phòng y tế nứt ra, dành chỗ cho thầy chiêm ngắm Mình Thánh Chúa trên bàn thờ …

Thầy có trí thông minh phi thường, hiểu thấu những lẽ cao siêu: nhớ dai những điều đã học chỉ một lần. Thầy chăm học lắm. Dù đêm dù ngày, thầy không rời sách. Tuy nhiên, thầy lấy việc đi đàng nhân đức làm trọng hơn nữa. Để tập đức khiêm nhường, việc hèn như làm bếp, quét nhà thầy đều tranh làm hết. Vì lòng bác ái, thầy xin được chăm sóc anh em bệnh tật. Có lần Chúa cho thầy lấy áo của thầy khoác áo cho bệnh nhân thì người ấy liền khỏi.

Năm thầy 25 tuổi, nghĩa là gần 10 năm tu trì, thầy đã vâng lời bề trên mà thụ phong linh mục.

Đang sống trong dòng Augustin, thì xãy ra vài biến cố làm cho thầy Antôn muốn đổi dòng. Số là tu viên Augustin có thông lệ bố thí tiền gạo cho người đến xin mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư. Một hôm, thầy Antôn thấy hai tu sĩ Phan Sinh mặc áo vải thô, sắc mặt võ vàng, lưng đeo bị đến ăn xin thì thầy Antôn động lòng tôn kính, mến các thầy ấy, mà cho là kẻ có phước, vì đã bắt chước đức khó nghèo Chúa Giêsu cách trọn vẹn. Cũng độ ấy, có cuộc rước xác 5 Thánh tử đạo, là tu sĩ Phan Sinh từ Bắc Phi về nước Bồ Đào Nha. Cuộc khải hoàn ấy thật linh đình, long trọng, nhất là có nhiều kẻ ốm đau bệnh tật nhờ ơn các đấng ấy mà đã lành. Sự kiện này làm cho thầy Antôn càng trọng, càng mến dòng Phan Sinh và ao ước được gia nhập dòng ấy để truyền giáo và được phúc tử đạo. Nhưng nghĩ lại, bỏ dòng Augustin đã đào tạo nên mình thì mang tiếng là vô ơn, nên thầy ra sức xua đuổi ý tưởng ấy đi. Song càng xua đuổi thì nó càng trở lại mạnh hơn. Người lo lắng ngày đêm nên xin Chúa soi sáng cho biết Thánh ý Chúa. Một hôm, trong lúc Người đang quỳ cầu nguyện trước tượng chuộc tội, bỗng thấy thánh Phanxicô Khó Khăn, gương mặt sáng láng hiện đến bảo rằng:

– Hỡi Antôn, đừng lo lắng sợ hãi nữa. Chúa sai cha đến báo cho con biết Thánh ý Ngài muốn con vào dòng mà Ngài đã truyền cho cha lập. Cha sẽ làm cha con và con sẽ làm con cha.

Thánh Phanxicô biến đi rồi, thì thầy Antôn mừng rỡ hết sức và quyết theo ơn thiên triệu mới. Ngày hôm sau là ngày mùng 1 tháng 4, thầy Antôn từ tạ bề trên và bạn dòng mà sang tu viện Phan Sinh gần đó; liền được thâu nhận, cho mặc áo dòng và đổi tên là Antôn, vì trước đó tên Người là Phêđinăng.

NHỮNG KẾT QỦA CỦA LỜI VÀ PHÉP LẠ HIỆN HỮU

Cá về nghe giảng

Tại thành Điminô, nước Ý, có nhiều kẻ lạc đạo, nhưng không muốn đi nghe thầy Antôn giảng, kẻo phải trở lại chăng. Một hôm, do ơn Chúa thúc giục, thầy ra bờ biển gọi cá đến nghe giảng, cá kéo đến rất nhiều; nhưng lớp lang thứ tự, nhỏ trước lớn sau. Ngóc đầu lên khỏi mặt nước, chúng đều hướng về thầy Antôn, Người liền bảo cá rằng:

– Hỡi loài cá mú! Hãy tạ ơn ngợi khen Thiên Chúa, vì Ngài đã tạo dựng nên bay; đã ban biển cả mênh mông cho bay bơi lội; đã khoét hang hóc an toàn cho bay ẩn mình lúc phong ba bão táp. Đại hồng thủy đã tiêu diệt loài người, loài vật, nhưng Chúa vẫn bảo tồn bay, cho bay được sống, được sinh sản thêm nhiều và ban lương thực hàng ngày cho bay. Vì thế hỡi loài cá mú! Bay hãy tạ ơn Thiên Chúa cho cùng.

Khi được tin cá đến nghe thầy Antôn giảng, thì dân thành nô nức kéo ra. Họ thấy khi thầy Antôn giảng, cá cất đầu, hà hơi. vẫy đuôi tỏ ý vui sướng, tán thành. Sau khi làm phép lành và cho cá giải tán, thầy Antôn quay lại bảo kẻ rối đạo rằng:

Hỡi loài cá mú! Hãy tạ ơn ngợi khen Thiên Chúa, vì Ngài đã tạo dựng nên bay; đã ban biển cả mênh mông cho bay bơi lội; đã khoét hang hóc an toàn cho bay ẩn mình lúc phong ba bão táp. Đại hồng thủy đã tiêu diệt loài người, loài vật, nhưng Chúa vẫn bảo tồn bay, cho bay được sống, được sinh sản thêm nhiều và ban lương thực hàng ngày cho bay. Vì thế hỡi loài cá mú! Bay hãy tạ ơn Thiên Chúa cho cùng.

Khi được tin cá đến nghe thầy Antôn giảng, thì dân thành nô nức kéo ra. Họ thấy khi thầy Antôn giảng, cá cất đầu, hà hơi. vẫy đuôi tỏ ý vui sướng, tán thành. Sau khi làm phép lành và cho cá giải tán, thầy Antôn quay lại bảo kẻ rối đạo rằng:

– Anh xem đó! Cá là loài vô tri mà cònh biết nghe lời Thiên Chúa; mà anh em là loài hữu tri, đã được cứu chuộc bằng giá Máu Chúa Giêsu mà chẳng muốn nghe lời Thiên Chúa, chẳng muốn phụng sự kính mến Ngài sao?

Từ đó về sau, kẻ rối đạo siêng năng đến nghe lời thầy Antôn giảng, và có nhiều người quy hồi chính đạo.

Thuốc Độc hại

Cũng tại thành Điminô, có kẻ rối đạo muốn sát hại thầy Antôn cho bõ ghét. Nó mời thầy đến dùng bữa và nó bỏ thuốc độc vào. Vốn không quen đi ăn tại nhà ai; nhưng lần này thầy nhận lời và muốn có dịp mà khuyên răn gia chủ. Nhưng khi mới ngồi vào bàn ăn thì Chúa soi sáng cho Người biết mưu sâu của nó. Người liền trách nó rằng:

– Anh làm thế không tốt! Hoặc anh nghĩ tôi chết đi thì không còn có ai giảng đạo nữa chăng?

Thấy mưu sâu mình bị lộ, anh chủ nhà chửa thẹn rằng:

– Tôi không dụng tâm giết Thầy, nhưng có ý thử xem lời Kinh Thánh: “Kẻ tin ta dù có uống thuốc độc cũng không hại gì” có thật hay là không thôi. Nếu thầy ăn của độc này mà vô sự thì tôi sẽ tin theo đạo của thầy.

Thầy Antôn liền làm dấu thánh giá trên thực phẩm rồi ăn ngay, mà bằng an vô sự. Kẻ rối đạo thấy vậy thì trở lại thật.

Ngựa đói chê cỏ

Tại thành Tulu, nước Pháp, thầy Antôn tranh luận với nhóm rối đạo về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Sau khi nghe thầy trình bày những luận cứ vững vàng, thì một người rối đạo nói:

– Đã hay lời Chúa Giêsu thì rõ ràng lắm, song nếu con mắt tôi không thấy tỏ tường, thì tôi không tin.

Thầy Antôn liền hỏi:

– Vậy anh muốn tôi làm phép lạ nào?

– Tôi có một con ngựa, hắn đáp, tôi sẽ bắt nó nhịn đói ba ngày.

Ngày thứ bốn tôi sẽ dắt ra đây cùng một bó cỏ non. Còn thầy, thầy sẽ đưa Thánh Thể ra trước mặt nó. Nếu nó bỏ cỏ không ăn mà quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin có Chúa Giêsu ngự thật trong đó.

Thầy Antôn nhận cuộc, rồi quay trở về tu viện ăn chay, cầu nguyện ba ngày ba đêm. Đến ngày hẹn, từ sáng sớm, dân chúng đã tuôn đến đầy chợ. Ông chủ dắt ngựa đi trước, đầy tớ đội cỏ theo sau. Đồng thời, thầy Antôn cũng kiệu Mình Thánh Chúa lên nói lớn:

– Hỡi con vật vô tri, nhân danh Chúa Giêsu đã dựng nên mi, và đang ngự trước mặt mi, ta truyền cho mi phải quỳ gối thờ lạy Chúa, để thiên hạ biết rằng vạn vật trên trời dưới đất phải thờ lạy Ngài.

Đang khi thầy nói, thì đầy tớ vâng lời chủ vội đem sọt cỏ đặt ngay trước mõm ngựa, nhưng nó chẳng thèm để ý tới; chỉ vội vàng quỳ hai chân trước xuống thờ lạy Chúa; dù tên đầy tớ ra sức ấn cỏ vào mồm thì ngựa cũng không ăn, cứ quỳ yên cho đến khi thầy Antôn kiệu Mình Thánh Chúa về mới đứng lên ăn. Phần người rối đạo nói trên cùng cả dòng họ thì đã trở lại đạo thật và sống đạo nêu gương. Ông lại còn bỏ tiền xây một đền thờ tôn kính thánh Phêrô tại thành Tulu, đến nay vẫn còn.

Các phép lạ khác …

Một hôm, có người đến xưng tội với Ngài, nhưng vì quá xúc động, ông ta không thể nói lên lời. Cha Antôn bảo ông viết các tội vào giấy rồi đưa cho Ngài xem. Sau khi ban ơn Xá Giải, cha Antôn trao lại tờ giấy cho ông. Về tới nhà, ông đem tờ giấy đã viết tội đi đốt, nhưng lạ lùng thay, khi mở ra, chỉ còn là một tờ giấy trắng bóc! Trở lại gặp cha Antôn, ông thưa Ngài đầu đuôi câu truyện, Ngài nói với ông:

-Chúa đã làm phép lạ để chứng nhận quyền tha tội của các vị linh mục.

Ngày khác, ba của cha Antôn tại Lisbon bị cáo Gian về tội giết người. Dù dang ở xa quê hương, Thiên Chúa đã soi lòng cho cha biết giúp đỡ. Bỗng nhiên cha thấy mình có mặt tại Lisbon. Cha xin quan đem xác người chết tới công đường, rồi Ngài truyền cho xác chết sống lại và hỏi:

-Có phải ba tôi đã giết anh không?

Anh ta trả lời “không phải” rồi lại lăn đùng ra chết! Cùng lúc đó, cha Antôn thấy mình đang ở nhà dòng. Ba của Antôn đã được giải oan.

Có lần, cha Antôn vào trọ tại một gia đình. Giữa đêm, chủ nhà thấy phòng cha tự nhiên rực sáng. Ngó vào trong phòng, ông bỡ ngỡ thấy cha đang ẵm bế Chúa Hài Nhi, âu yếm hôn kính và thưa truyện với Ngài.

Năm 1231, cha Antôn thấy mình yếu sức, nên xin về thành Pađua dọn mình chết. Ngài lìa bỏ đời này cách êm ái ngay năm đó, sau khi đã sốt sắng chịu các Phép và hớn hở hát bài ca ngợi khen Ðức Mẹ. Ngài chết khi mới được 36 tuổi. Người ta lũ lượt tới viếng xác ngài ba ngày ba đêm liên tục. Sau đó ngài được an táng trong nhà thờ thành Pađua.

Chúa đã làm vô vàn phép lạ do công nghiệp và lời bầu cử của cha Antôn, nên chỉ một năm sau khi qua đời, Giáo hội đã phong thánh cho ngài. Chính ngày phong thánh cho cha Antôn, chuông các nhà thờ thành Lisbon tự nhiên đồng loạt kêu vang, mặc dù không có ai kéo. Hai mươi ba năm sau, người ta cải mộ Ngài đưa vào nhà thờ mới. Lúc đó, lưỡi Ngài vẫn còn tươi tốt như khi còn sống, chiếc lưỡi Ngài đã dùng để rao giảng lời Chúa và cứu giúp anh em đồng loại. Hằng năm Giáo Hội mừng kính Ngài vào ngày 13 tháng 6.

Chính lòng khiêm nhượng, yêu Chúa, mến Ðức Mẹ và thương người của Antôn đã biến Ngài thành vị đại thánh, một vị thánh hay làm phép lạ …

(Tổng hợp)



Saturday, May 7, 2022

Tiết lộ bản tường trình về quyết định “huyền chức” Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam | Sự thật về Giáo sĩ trị tận cả Dòng tu từ lâu

Tiết lộ bản tường trình về quyết định “huyền chức” Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam | Sự thật về Giáo sĩ trị tận cả Dòng tu từ lâu.


Bản tường trình này của Cha Antôn Đặng Hữu Nam soạn thảo dài 11 trang đánh máy - Gửi cách riêng cho Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên- Nguyên Giám mục Giáo phận Vinh, Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh - Tổng đại diện Giáo phận Vinh, Hội đồng tư vấn Giáo phận Vinh, Ban thường vụ hội đồng Linh mục Giáo phận vinh, Linh mục đoàn Giáo phận Vinh.
*** Sở dĩ, chuyện ao làng có được bản tường trình này là do có 8 vị Linh mục thuộc Linh mục đoàn Giáo phận Vinh gửi lại cho con. Các Ngài trình bày đại ý: " Thương Cha Nam bị Đức Cha Long treo chén một cách vô căn cứ, sai giáo luật nghiêm trọng, là hàng ngũ linh mục cùng với Cha Nam nhưng lại không thể bảo vệ được Cha Nam. Là chiến hữu đắc lực trên cánh đồng truyền giáo nhưng lại bất lực không thể lên tiếng được. Muốn nói, muốn đứng lên ở giữa hội nghị linh mục đoàn trong Giáo phận để bàn luận chuyện Cha Nam nhưng làm gì có hội nghị họp để lên tiếng. Xót xa lắm chuyện ao làng. Qua thời gian theo dõi các bài viết và nghe các video mà chuyện ao làng chia sẻ, Cha thấy rất tin tưởng về nhân cách cũng như uy tín bảo mật của trang nhà. Bên cạnh đó, mong rằng với tư liệu này Cha gửi cho chuyện ao làng, Con hãy công bố lên mạng để mong cấp cao trong Giáo Hội xem xét về thực trạng ở Giáo Phận Vinh, hiện trạng Cha Nam bị oan khuất và hãy là dây cương để kìm hãm tệ nạn " Giáo sĩ trị" đang hoành hành tại giáo phận Vinh. Sau cùng xin bảo mật danh tính của Cha. Thân ái và chúc bình an trong Chúa Kitô Phục sinh - Chuyện Ao Làng".
Các Cha còn lại thì chỉ gửi bản thảo trên cùng với lời nhắn nhỏ: Xin giữ bảo mật danh tính giùm. Cám ơn"
Với video này, chuyện ao làng mong muốn Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo hội địa phương thấy được các điểm thiếu xót để khắc phục, để chữa lành những vết thương nơi những tâm hồn khốn khổ, xin đừng lấy áo che đi những vết thương đang rỉ máu, kẻo có ngày lại phải cắt đi một phần thân thể - Đau lắm, xót lắm, nhưng đành phải lên tiếng để bảo vệ Hội Thánh của chúng ta.
Nguồn: Chuyện Ao Làng.













Tuesday, April 5, 2022

Ngày Cá tháng tư, ước mơ nói thật tại Việt Nam

 

NGÀY CÁ THÁNG TƯ, ƯỚC MƠ NÓI THẬT TẠI VIỆT NAM


   Ngày nói dối hay ngày cá tháng tư, không còn lạ với người Việt. Nó được du nhập và được người Việt đón nhận dễ dàng. Thậm chí cũng đã có những “kiểu đùa khủng” của giới nghệ thuật… về ngày này. Nhưng thực chất đó là đùa hay bản chất của nói dối được bộc lộ? 


(Hình minh họa: Dương Hạnh)

   Nhìn lại xã hội Việt Nam, một xã hội được xem “vàng thau lẫn lộn”, đường biên thật-giả bị xóa nhòa. Khi mà nói dối không được đưa lên bàn cân, nó được xem như “tiêu chí phát triển” của đời sống hàng ngày. Cả xã hội chạy đua nói dối để sống. Nói dối để tồn tại, để… vượt người khác. Nói dối trở thành bản chất của người Việt, nói dối trở nên bình thường, và đương nhiên nói dối mà không biết ngưỡng mồm, không áy náy lương tâm. Một xã hội, về buôn bán thì “ăn gian bán lận”, dùng đủ các món nghề đề qua mặt người khác; về giáo dục thì chạy đua thành tích, coi chữ trên người, tạo hành lang để nói dối lộng hành. Kết quả điều tra xã hội học của GS. Trần Ngọc Thêm vẫn còn thời sự cho giáo dục Việt Nam: tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%... (Đăng trên báo tuoitre.vn); về giới nghệ thuật thì ơi hời, dối trá đến mơn trớn... đến nỗi có người đã phát ngôn: “Dối trá mới là Showbiz?” (Đăng trên báo laodong.com.vn). Hoa hậu, ca sĩ, nghệ sĩ… đã không ít người nhờ dối trá mà thành danh đó sao!

   Xã hội Việt Nam là một xã hội đề phòng người khác. Đề phòng trong giao tiếp, trong quan hệ, trong công việc, … mọi người đều bị ám ảnh bởi nói dối.  Ra đường, tiếp xúc với ai cũng phải cẩn trọng, nhất là lúc công việc lại càng cẩn thẩn… kẻo bị lừa. Vì thế, ở Việt Nam mới có thuật ngữ công ty ma, hàng giả, người giả mạo… cuối cùng là cuộc sống giả.

   Ngày Nói dối theo Phương Tây là ngày hội vui vẻ, để đùa vui, tinh nghịch và hài hước. Với người Việt Nam nói dối mục đích không phải vậy. Nó được coi là qua mặt người khác, là “phát tài phát lộc”, là “ơn của trời ban” khi nói dối thành công. Hơn nữa, nói dối ở Việt Nam không có khái niệm ngày, mà nó đi liền với cuộc đời. Có lẽ, 364 ngày người Phương Tây đã sống thật rồi, và chỉ dùng 1 ngày “nói dối”, để giảm stress! Còn người Việt Nam cả năm đã nói dối thì ngày “cá tháng tư”, hãy “ăn cá thật”. Phải làm ngược lại, thế mới văn hóa và mới hội nhập! Nên chăng, Chính phủ cần phát động ngày 1/4, hàng năm là ngày nói thật cho người Việt Nam?...!

   Ở Việt Nam vào ngày cá tháng tư, có người khi bị lừa, thì nói “cố ý tin để nó được vui”.

(Nguyễn Ngọc)

Saturday, March 12, 2022

CON XIN TRỞ VỀ | Sáng tác: Dương Hạnh | Trình bày: Hải Yến [Thánh ca Mùa Chay mới nhất]

 CON XIN TRỞ VỀ

🎶Ca khúc: CON XIN TRỞ VỀ ️🎼Sáng tác: Dương Hạnh ️🎤Trình bày: Hải Yến Con xin trở về là ca khúc Thánh ca mà Dương Hạnh đặt cả tâm tình vào dựa trên cảm hứng về những đứa con hoang đàng, tội lỗi...


Sau bao năm xa lạc với Cha, xa Giáo hội, xa Bí tích Thánh Thể; nay trở về cùng với Chúa là Thiên Chúa tình yêu giàu lòng thương xót. Ca khúc Con xin trở về ra đời trong dịp Mùa Chay thánh 2022 như một lời kêu gọi anh chị em trở về cùng với Chúa. Sau bao năm xa cách, nay con xin trở về, trở về cùng Chúa. Dương Hạnh hy vọng rằng, với ca khúc này, Anh Chị Em có thể cảm nghiệm được lời mời gọi thẳm thiết từ giai điệu và ca từ trong ca khúc.

Wednesday, March 9, 2022

Sinh viên Thanh Bình | Sáng tác: Dương Hạnh | Trình bày: Sơn Túi Đỏ

SINH VIÊN THANH BÌNH

GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 


Ca khúc: Sinh viên Thanh Bình
Sáng tác: Dương Hạnh
Trình bày: Sơn Túi Đỏ

Sinh viên Thanh Bình là ca khúc Thánh ca sinh hoạt mà Dương Hạnh viết dành tặng Anh Chị Em nhóm Sinh viên Công giáo Thanh Bình thuộc Giáo phận Đà Nẵng. Hy vọng rằng, với tinh thần dấn thân, sức trẻ nhiệt thành của ACE sinh viên Thanh Bình, từ nơi này sẽ sản sinh ra nhiều Mục tử, Tu sĩ, Chủng sinh, Ca viên, Giáo dân hăng say trên cánh đồng truyền giáo của Giáo hội. #sinhvienThanhBinh, #DuongHanh, #SonTuiDo

Mời  Anh Chị Em cùng lắng nghe

XIN HÃY SAI CON